Ý NGHĨA TƯỢNG HOA NGHIÊM TAM THÁNH KẾT HỢP TỪ TRẦM HƯƠNG VÀ ĐỒNG CỰC ĐỘC ĐÁO
Hoa Nghiêm Tham Thánh hay còn gọi là Thích Ca Tam Thánh là ba vị tôn tượng đại diện cho chân lý, trí tuệ và hạnh nguyện giúp chúng sinh thoát khỏi vòng luân hồi nghiệp báo, vượt qua phiền não, giữ cho tâm an yên, thanh tịnh. Đây là một trong những bộ tôn tượng Tam Thánh được nhiều Phật tử thờ phụng nhất. Dưới đây Phong Thủy Yao sẽ chia sẻ về ý nghĩa tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh kết hợp từ trầm hương và đồng vô cùng độc đáo.
Hoa Nghiêm Tam Thánh gồm những ai?
Tôn Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh thường được nhắc đến và miêu tả trong kinh Hoa Nghiêm nên gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Bộ tượng gồm 3 vị là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Phổ Hiền Bồ tát và Văn Thù Bồ tát. Trong đó, Phật Thích Ca Mâu Ni ở giữa, bên trái là Phổ Hiền Bồ tát cưỡi voi trắng sáu ngà và bên phải là Văn Thù Bồ tát cưỡi sư tử xanh. Để tìm hiểu ý nghĩa tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh đầu tiên chúng ta tìm hiểu Hoa Nghiêm Tam Thánh có những ai?
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là ai?
Theo tài liệu Phật giáo, Phật Thích Ca là bậc giáo chủ cõi Ta Bà, người đã sáng lập ra Phật Giáo. Đức Phật Thích Ca là Phật lịch sử, đã từng sống trên trái đất. Ngài vốn là Thái tử Tất Đạt Đa của tiểu vương quốc Shakya (Thích-Ca), thuộc Ấn Độ ngày nay. Thái tử Tất Đạt Đa là người sống trong nhung lụa, hưởng hết mọi vinh hoa phú quý, tinh thông học vấn xuất chúng. Nhưng ngài đã bỏ lại tất cả mà theo con đương tu hành. Vào tháng 4 năm 588 TCN, ngài đã hoàn toàn giác ngộ, được chứng Thánh, biết mình là Phật và sẽ không còn tái sinh một lần nào nữa.
Phổ Hiền bồ tát là ai?
Phổ Hiền Bồ tát tên là Năng-đà-nô, con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm. Dưới sự khuyên bảo của phụ vương, Thái tử Năng-đà-nô đã phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng cùng chúng sinh trong 3 tháng. Thái tử đã nguyện phát tâm Bồ Đề tu hành Bồ Tát, giáo hóa chúng sanh thành Phật đạo. Bảo Tạng Như Lai đã đặt hiệu cho thái tử là Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức, trải qua nhiều kiếp làm việc Phật sự, độ hóa chúng sanh rồi đến Bất Huyền thành Phật, hiệu là Phổ Hiền Như Lai.
Văn Thù Bồ tát là ai?
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được gọi là Mạn Thù Thất lỵ, nghĩa là Diệu Đức, Diệu Cát Tường, tức là hiểu được mọi thứ đều tròn đầy. Văn Thù Bồ tát được nhắc nhiều trong các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa như Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Duy Ma Cật… Trong kinh điển Phật giáo Đại Thừa, trước khi xuất gia, ngài là Thái tử Vương Chúng, con thứ ba của Vua Trách Nhiệm. Sau khi vâng lời khuyên bảo của phụ vương, thái tử đã phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng, trải qua hằng hà sa số kiếp, kiếp nào cũng giữ bổn nguyện, tâm trí thanh tịnh, tạo phước lành cho chúng sinh.
Ý nghĩa tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh bằng trầm hương và đồng
1. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh vị Phật ở giữa chính là Phật Thích Ca thường được thấy là tóc có cụm xoắn ốc hoặc búi to, mặc áo choàng qua cổ hoặc áo cà sa, nếu hở ngực thì không có chữ “Vạn” được làm bằng trầm hương. Ngài ngồi trên tòa sen, đầu có nhục kế, mắt mở ba phần tư, hai tay xếp ngay ngắn giữa hai đùi, bàn tay bắt ấn chuyển pháp luân, ấn thiền hoặc ấn kim cương hiệp chưởng.
Về ý nghĩa tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh có tượng Phật Thích Ca ngồi trên đài sen bằng trầm hương thể hiện sự giải thoát, thanh tịnh, giúp chúng ta thoát khỏi tai họa, buồn đau. Ánh mắt ngài đăm chiêu nhìn xuống thể hiện sự giác ngộ, phát hiện ra những chân lý cuộc sống giúp chúng ta sáng suốt, nguyện buông bỏ hết tham sân si mạn, sớm phá mê khai ngộ, tu hành chứng đạo.
2. Tượng Phổ Hiền Bồ tát
Trong bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh, Phổ Hiền Bồ Tát là tượng trưng cho Lý, Định, Hành. Ngài cưỡi voi trắng 6 ngà, dáng vẻ uy nghi, thoải mái. Bồ Tát Phổ Hiền được xem là đại diện của “Bình đẳng tính trí”, thấu hiểu cái nhất thể của sự khác biệt và đồng nhất. Hình ảnh voi 6 ngà tượng trưng cho Lục Độ đó là Bố thí, Tinh tấn, Trì giới, Thiền định, Trí huệ và Nhẫn nhục. Tùy khí của ngài và viên châu bảo.
Theo hệ thống Ngũ Phật, Đức Phật Phổ Hiền có biểu tượng là ngọc như ý, hoa sen hoặc là trang sach ghi thần chú. Ngài còn xuất hiện với hình ảnh một vị Bồ tát mang vương miện, y trang đầy ắp châu báu.
Phổ Hiền Bồ tát được làm bằng đồng trong ý nghĩa tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh là đại diện cho Hạnh Nguyện, cho chân lý, để chúng ta tránh xa mọi ảo vọng mà trở về với chân lý. Thờ Phổ Hiền Bồ tát cho thấy mong muốn dùng trí tuệ nhìn thẳng chân lý, mong muốn được gạt bỏ vô minh, giác ngộ như Đức Phật, diệt tan mọi ích kỷ hẹp hòi.
3. Tượng Văn Thù Bồ tát
Trong bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh, Phật Văn Thù Sư Lợi Bồ tát được miêu tả với dáng dấp trẻ trung, thanh gươm bốc lừa trên tay phải mang hàm nghĩa dùng trí tuệ chặt đứt tất cả gông xiềng bó buộc, những phiền não cột chặt con người vào bất hạnh, khổ đau của vòng sinh tử luân hồi, từ đó đưa con người đến với trí tuệ viên mãn.
Phật Văn Thù Sư Lợi Bồ tát được làm bằng đồng trong ý nghĩa tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh biểu trưng cho đoạn đức, dùng trí tuệ dứt sạch nhiễm ô tham ái. Trên người ngài mang chiếc giáp nhãn nhục, che chở cho Ngài vẹn toàn tâm từ bi. Văn Thù Bồ tát ngồi kiết già trên lưng sư tử, biểu thị cho năng lực mạnh mẽ của trí tuệ, có thể chuyển hóa những phiền não, vô minh, những ý niệm chấp ngã trở về vô lậu.
Tượng Văn Thù Bồ tát nhằm hướng về trí tuệ sẵn có của con người. Văn Thù Bồ tát giúp chúng ta thức tỉnh, quay về với trí tuệ sẵn có của mình, dùng trí tuệ để loại bỏ thâm ái, vượt qua bể khổ thâm sâu, thoát khỏi vòng luân hồi nghiệp báo.
Ý nghĩa tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh, tượng Phổ Hiền Bồ Tát và tượng Văn Thù Bồ Tát thường được để chung với nhau, để ở vị trí hai bên, tượng trưng cho một bên là Đại Hạnh, một bên là Đại Trí, là hai chân có thể giúp chúng ta đứng vững trên con đường tu hành và chánh đạo.
Những lưu ý khi thờ bộ tượng Hoa Nghiêm Tham Thánh
Ngoài ý nghĩa tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh nhà Yao vừa chia sẻ ở bên trên thì đây là những lưu ý bạn cần biết:
● Nên đặt tượng Phật ở giữa, tượng Bồ Tát hai bên hoặc ở dưới vị trí của tượng Phật một bậc để đề cao vị trí độc tôn của Phật.
● Khi thờ Hoa Nghiêm Tam Thánh chỉ nên thờ ba pho tượng này, không nên thờ quá nhiều tượng Phật để tránh mất cân bằng, thiếu sự hài hòa theo phong thủy.
● Bàn thờ Hoa Nghiêm Tam Thánh nên đặt ở vị trí trung tâm của ngôi nhà để phát huy tốt nhất tác dụng cảm hóa an lạc. Phía sau tượng không nên có cửa sổ, không đặt bàn thời đối diện phòng bếp, giường ngủ, nhà vệ sinh.
● Nên đặt bàn thờ Hoa Nghiêm Tam Thánh ở nơi vắng lặng, tránh nơi tiếp khách, ăn uống, hội họp và không sử dụng vào mục đích khác.
● Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh nên đặt ở độ cao thích hợp, nên cao hơn đầu gia chủ để thể hiện sự thành kính.
Bài viết trên đã chia sẻ một số thông tin về ý nghĩa tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh. Hy vọng những thông tin mà mình cung cấp sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có nhu cầu thỉnh tôn tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh, hãy liên hệ với Phong Thủy Yao qua hotline 08.8880.50.05 để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất bạn nhé.
- Trầm hương Philipines đảo Agusan: Có tốt không? Phân loại các loại trầm của Philipine? Tác dụng? Giá (09.11.2022)
- TRẦM HƯƠNG BANH ĐỎ CAMPUCHIA (06.11.2022)
- TRẦM HƯƠNG MALAYSIA VÙNG TÂY MÃ LAI, TRẦM DẦU VÀNG VÀ ĐỎ (05.11.2022)
- TRẦM DẦU ĐỎ LÀ GÌ ? ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA TRẦM THƯỜNG VÀ DẦU ĐỎ (01.11.2022)
- GIÁ TRẦM HƯƠNG TRÊN THỊ TRƯỜNG BAO NHIÊU? (31.10.2022)
- BỐN CÁCH NHẬN BIẾT TRẦM HƯƠNG TỰ NHIÊN DÀNH CHO NGƯỜI MỚI (31.10.2022)
- TRẦM HƯƠNG CÓ THỂ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC NĂM TUỔI KHÔNG ? (29.10.2022)
- CÁCH NHẬN BIẾT CHẤT LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA TRẦM HƯƠNG (29.10.2022)
- CÁCH PHÂN BIỆT TRẦM TỐC TỰ NHIÊN VÀ TRẦM TỐC NHÂN TẠO (29.10.2022)
- CÁCH NHẬN BIẾT TRẦM HƯƠNG THẬT GIẢ TỪ PHONG THỦY YAO CHIA SẺ (27.10.2022)