Ý NGHĨA CỦA CHỮ VẠN PHẬT GIÁO TRONG PHONG THỦY
Nếu quan sát kỹ các tượng Phật ta thường thấy chữ Vạn xuất hiện trên ngực của Đức Phật. Đây là một trong những biểu tượng quan trọng của Phật Giáo và mang tới nhiều ý nghĩa sâu sắc. Vậy trong phong thủy, chữ Vạn có ý nghĩa gì? Cùng Phong Thủy Yao tìm hiểu ý nghĩa của chữ Vạn Phật giáo trong phong thủy dưới bài viết sau đây nhé.
Chữ Vạn là gì? Ý nghĩa biểu tượng chữ Vạn trong Phật giáo
Theo Wikipedia, chữ Vạn (卍) là một biểu tượng chữ thập với bốn góc vuông về góc phải và hướng sang bên phải, có hướng các đầu mút xoay ngược chiều kim đồng hồ. Chữ Vạn hay còn gọi là swastika hiểu theo tiếng Phạn có nghĩa là “phúc lộc, an khang, thành công thịnh vượng”.
Biểu tượng chữ Vạn trong Phật giáo là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất thế giới. Được coi như một trong 32 tướng tốt nhất của Đức Phật.
Chữ Vạn xuất hiện trên ngực của Đức Phật là đại diện cho giác ngộ toàn vẹn, thể hiện đúng đạo lý Trung Đạo của nhà Phật, vượt ra ngoài sự đối đãi. Hình ảnh chữ Vạn được xuất hiện trong chùa chiền và các nghi lễ tôn giáo của Đạo Phật. Nhưng chữ Vạn không chỉ là biểu tượng riêng của Đạo Phật.
Chữ Vạn là biểu tượng đại diện cho sự may mắn và nó xuất hiện đầu tiên vào những năm trước công nguyên. Biểu tượng chữ Vạn đại diện cho toàn thể vũ trụ, hệ mặt trời, nơi phát sinh nguồn sống vô tận và vĩnh hằng.
Chữ Vạn là biểu tượng được sử dụng rộng rãi trong Ấn Độ giáo và Kỳ Na giáo. Trong Kỳ Na giáo cổ xưa, chữ Vạn đại diện cho thất vị thánh nhân. Thường được vẽ trên bàn tay của các tín đồ nhằm nhắc nhở về bốn nơi tái sinh trong luân hồi là thiên đường, nhân gian, động thực vật và địa ngục. Người Ấn thường đặt ký tự chữ Vạn ở trang đầu tiên của cuốn sách, sổ, trên cử hoặc đồ cúng tế. Họ tin rằng khi làm như vậy sẽ nhận được sự bảo vệ của thần thánh. Chữ Vạn cũng đã tồn tại từ lâu trong tín ngưỡng người Tây Tạng xưa và nay.
Ý nghĩa của chữ Vạn Phật giáo trong phong thủy
Theo phong thuỷ, chữ Vạn mang nhiều ý nghĩa như:
● Khi xuất hiện ở vị trí chính giữa ngực của Đức Phật, chữ Vạn mang biểu tượng cho sự vẹn toàn và thể hiện cho lý Trung Đạo và vượt ra khỏi sự đối đãi.
● Dựa vào từ điển của Phật Học Huệ Quang, chữ Vạn chính là biểu tượng cho cát tường hải vân hay cát tường hỷ toàn. Khi được vẽ theo chiều xoay bên trái và chiều xoay bên phải không có sự đồng nhất thì đây cũng là dấu hiệu mang ý nghĩa tốt lành ở theo quan điểm Ấn Độ từ thời xa xưa. Không chỉ có Ấn Độ mà cả Ba Tư và Hư Lạp cũng tồn tại loại phù hiệu này. Nó sẽ mang ý nghĩa biểu tượng cho mặt trời, ánh sáng, nước chảy và ngọn lửa.
Cách viết chữ Vạn như thế nào là đúng nhất?
● Theo Bà La Môn giáo và Kỳ Na giáo cũng đã sử dụng loại phù hiệu này nhằm tượng trưng cho những điều tốt đẹp nhất, vẹn toàn và thanh tịnh.
Chữ Vạn thường sẽ có 2 cách viết dưới dạng hai hình chữ S cứng được bắt chéo với nhau và tạo thành góc vuông tựa như hình chong chóng. Ở mỗi cách viết sẽ được viết theo các hướng khác biệt, cụ thể đó chính là:
● Cách thứ 1: Ở cách này chữ Vạn được viết theo chiều ngược với chiều kim đồng hồ. Nó được viết tuân theo chiều quay tự nhiên của địa cầu xoay một vòng quanh mặt trời. Với chiều quay này chữ Vạn sẽ được dịch là cát tường hải vấn tướng. Nó tượng trưng cho việc đi vòng quanh Phật để bày tỏ ra tấm lòng tôn kính và sự mến mộ.
● Cách thứ 2 : Ở các này chữ Vạn được viết theo cùng chiều với chiều quay của kim đồng hồ, nghĩa là viết theo chiều quay tương sinh của Ngũ hành. Khi viết theo cách này chữ Vạn sẽ mang ý nghĩa biểu tượng cho những điều may mắn, tốt lành, luôn vui vẻ, phước đức hay còn gọi là Kiết tường, Vạn Tự và Đức tự.
Bài viết đã chia sẻ một số thông tin về ý nghĩa của chữ Vạn Phật giáo trong phong thủy. Hy vọng đây sẽ là bài viết hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về biểu tượng chữ Vạn. Có thể thấy biểu tượng này mang tới nhiều điều ý nghĩa và sự may mắn trong cuộc sống. Vì vậy liên hệ nhà Yao để sở hữu ngay mặt dây cxehuyền chữ Vạn giúp tăng thêm sự may mắn và bình an cho bạn nhé.
- ĐỪNG LO THÁNG NHUẬN, NHỚ KỸ NHỮNG ĐIỀU NÀY ĐỂ VẬN KHÍ HANH THÔNG (24.03.2023)
- GỖ TỬ ĐÀN LÀ GÌ - ỨNG DỤNG CỦA GỖ TỪ ĐÀN (15.03.2023)
- LÀM SAO ĐỂ BẢO QUẢN TRẦM HƯƠNG ĐỂ NHƯ MỚI? (10.03.2023)
- VÒNG TAY ĐÁ MẶT TRĂNG – NGHỆ THUẬT LÀ SỰ TỐI GIẢN (06.03.2023)
- Ý nghĩa của tượng Phật Quan Âm cưỡi mây trong phong thủy (04.03.2023)
- MẮC TỬ ĂN SỚ NGANG SIÊU HIẾM, ĐẶC BIỆT 2 MẮC TỬ CHUNG CHỖ LẠI CÀNG HIẾM (28.02.2023)
- ĐEO TRẦM HƯƠNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ MANG ĐẾN BÌNH AN VÀ MAY MẮN (24.01.2023)
- ĐÊM GIAO THỪA CẦN KIÊNG KỴ GÌ? (21.01.2023)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN KIÊNG KỴ VÀO NGÀY MÙNG 1 TẾT ĐỂ TĂNG THÊM MAY MẮN! (21.01.2023)
- NGUỒN GỐC CỦA TỤC CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO (14.01.2023)