TƯỢNG THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH ĐƯỢC ĐIÊU KHẮC TỪ PHÔI BI VIỆT NAM
Thiền sư Thích Nhất Hạnh - Sư Ông Làng Mai là bậc thầy hướng dẫn tâm linh có công hạnh hoằng hóa rộng rãi và ảnh hưởng sâu rộng trên khắp thế giới. Thiền sư đồng thời là một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ, một học giả, một sử gia và một nhà hoạt động hòa bình. Vì vậy hình tượng của ông được tôn kính và khắc thành tượng để tưởng nhớ đến ông. Cùng Phong Thủy Yao tìm hiểu về thiền sư Thích Nhất Hạnh dưới bài viết dưới đây nhé.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là ai?
Thiền sư Thích Nhất Hạnh – Sư Ông Làng Mai – là một bậc thầy hướng dẫn tâm linh có ảnh hưởng lớn trên khắp thế giới. Thiền sư đồng thời là một nhà thơ, một nhà hoạt động cho hòa bình và được nhiều người biết đến qua các bài giảng cũng như qua các cuốn sách nổi tiếng về chánh niệm và về hòa bình. Mục sư Martin Luther King từng gọi Thiền sư là “một tông đồ của hòa bình và bất bạo động” khi đề cử Người cho giải Nobel Hòa bình vào năm 1967. Trong gần 40 năm sống xa quê hương, Thiền sư là một trong những người tiên phong đem đạo Bụt, đặc biệt là pháp môn chánh niệm, đến với xã hội Tây phương và góp phần xây dựng một cộng đồng Phật giáo dấn thân cho thế kỷ XXI.
Sinh năm 1926 tại miền Trung Việt Nam, Thiền sư Thích Nhất Hạnh xuất gia ở tuổi 16 tại chùa Từ Hiếu, cố đô Huế. Vào đầu những năm 50, khi còn là một tỳ kheo trẻ, Thiền sư đã tích cực dấn thân trong phong trào làm mới đạo Bụt. Người là một trong những tu sĩ Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam tìm học thêm những môn tân học tại các trường đại học ở Sài Gòn và cũng là một trong những tu sĩ đầu tiên đạp xe đạp trên đường phố vào thời bấy giờ.
Cuộc đời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Hoạt động xã hội trong bối cảnh chiến tranh
Khi chiến tranh xảy ra ở Việt Nam, các tu sĩ Phật giáo phải đối diện với câu hỏi nên tiếp tục tu tập trong chùa hay ra ngoài giúp người dân đang gánh chịu khổ đau vì bom rơi và sự tàn phá của chiến tranh. Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người chọn làm cả hai. Ông đã khởi xướng phong trào “Đạo Bụt Dấn thân” và kể từ đó, dành trọn cuộc đời để tu tập, giảng dạy giúp mọi người lấy sự chuyển hóa tự thân làm nền tảng cho hạnh phúc của cá nhân, xã hội.
Năm 1961, Thiền sư rời Việt Nam sang Mỹ để nghiên cứu đề tài “Tôn giáo học so sánh” tại Đại học Princeton, sau đó giảng dạy và nghiên cứu về đạo Bụt tại Đại học Columbia. Khi về Việt Nam, ông thành lập Viện Đại học Vạn Hạnh, nhà xuất bản Lá Bối, tuần san Hải Triều Âm, Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội. Bên cạnh đó, Thiền sư còn thành lập Dòng tu Tiếp Hiện dành cho tu sĩ và cư sĩ Phật giáo năm 1966 với tinh thần đem đạo Bụt đi vào cuộc đời.
Rời Việt Nam kêu gọi hòa bình
Một vài tháng sau đó, Thích Nhất Hạnh sang Mỹ và du thuyết tại nhiều nước Châu Âu để kêu gọi hòa bình cho Việt Nam. Trong chuyến đi này, ông đã gặp gỡ Mục sư Martin Luther King. Năm 1967, Mục sư Martin Luther King đã đề cử ông cho giải thưởng Nobel Hòa Bình.
Dù phải sống lưu vong nhưng Thiền sư Thích Nhất Hạnh không ngừng đi khắp các quốc gia trên thế giới để nói lên ước vọng hòa bình của người dân Việt Nam, vận động các nhà lãnh đạo lên tiếng phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Ông cũng là người dẫn đầu Phái đoàn Phật giáo tại Hội nghị Hòa bình Paris năm 1969.
Năm 1966, Thích Nhất Hạnh lập ra Dòng tu Tiếp Hiện và thành lập ra các trung tâm thực hành, các thiện viện khắp nơi trên thế giới. Nơi cư ngụ của ông là Tu viện Làng Mai ở Pháp. Ông tới nhiều quốc gia trên thế giới để giảng thuyết, tổ chức các khóa tu thiền.
Năm 1973, khi hiệp định Paris được ký kết, ông bị cấm về Việt Nam và ở lại Pháp từ đó cho đến năm 2017.
Trong các năm 1976 - 1977, Thích Nhất Hạnh đã nỗ lực để giải cứu thuyền nhân Việt Nam trong vịnh Thái Lan nhưng sau đó ông phải dừng lại do áp lực từ chính phủ Thái Lan và Singapore.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh tiếp tục các hoạt động vận động vì hòa bình, tổ chức các khóa tu thiền cho người Israel và người Palestine, khuyến khích họ lắng nghe và học hỏi lẫn nhau. Đồng thời ông cũng thuyết giảng, kêu gọi các nước tham chiến hãng đình chiến, tìm giải pháp bất bạo động cho các mâu thuẫn của họ, tổ chức diễu hành hòa bình ở Los Angeles vào năm 2005 thu hút hàng ngàn người.
Thành lập Tu viện Làng Mai ở Pháp
Trong khoảng thời gian vận động hòa bình cho Việt Nam, Thích Nhất Hạnh vẫn tiếp tục viết lách, giảng dạy về nghệ thuật sống chánh niệm và chế tác an bình. Đầu năm 70, ông vừa nghiên cứu vừa giảng dạy về lịch sử Phật giáo Việt Nam tại đại học Sorbonne, Paris.
Năm 1975, thành lập cộng đồng tu học gần Paris có tên là Phương Vân Am. Đến năm 1982, số người muốn đến tu học quá lớn trong khi Phương Vân Am quá nhỏ nên ông đã chuyển tới một địa điểm mới ở vùng Dordogne - miền Nam nước Pháp, về sau có tên là Làng Mai.
Dưới sự hướng dẫn của Thiền sư, Làng Mai đã trở thành tu viện Phật giáo lớn và phát triển nhất ở Châu Âu với hơn 200 xuất sĩ thường trú và hơn 10 ngàn thiền sinh từ khắp nơi trên thế giới đến Làng Mai mỗi năm để học “nghệ thuật sống chánh niệm”.
Sau năm 1975
Từ ngày 12/11 đến 11/4/2005, Thích Nhất Hạnh quay trở về Việt Nam sau một loạt các thương lượng cho phép ông thuyết giảng. Một số sách của ông đã được xuất bản bằng Tiếng Việt, cho phép 100 tăng ni và 90 thành viên khác của dòng tu theo ông đi khắp cả nước bao gồm cả các chuyến quay về ngôi chùa ông từng xuất gia - chùa Từ Hiếu ở Huế.
Năm 2007, ông cùng phái đoàn Phật giáo quốc tế thuộc tăng thân Làng Mai về Việt Nam từ ngày 20/2 đến ngày 9/5 với mục đích tổ chức các khóa tu, các buổi pháp thoại, gặp gỡ tăng ni phật tử.
Được sự đồng ý của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã tổ chức ba trai đan chẩn tế lớn tại ba miền gọi là “Đại trai đàn Bình đẳng Chẩn tế” để cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho những ai từng phải gánh chịu những hậu quả của chiến tranh; không phân biệt tôn giáo, chính trị, chủng tông.
Năm 2008, Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam lần thứ 3, thuyết giảng tại lễ Vesak Liên Hợp Quốc.
Từ năm 2008, thiền sư Thích Nhất Hạnh thành lập Viện Phật học Ứng dụng Châu Âu, Đức; Tu viện Bích Nham, Tu viện Mộc Lan, Mỹ; Thiên đường Hơi Thở Nhẹ, Paris (Pháp); Làng Mai ở Thái Lan; Viện Phật học Ứng dụng Châu Á, Hồng Kông; Tu viện Nhập Lưu, Úc; Ni xá Diệu Trạm, Ni xá Trạm Tịch, Việt Nam; tiếp tục mở rộng các công trình hoằng pháp, xây dựng Tăng thân khắp thế giới.
Từ tháng 10/2018, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu, Việt Nam. Thiền sư đã an trú, tịnh dưỡng tại đây cho đến ngày 22/1/2022 thì an nhiên thị tịch tại Thất Lắng Nghe, Tổ đình Từ Hiếu (nay thuộc P. Thủy Xuân, TP. Huế, Thừa Thiên Huế). Tang lễ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được thực hiện theo nghi thức tâm tang, kéo dài 7 ngày, tổ chức tại Tổ đình Từ Hiếu.
Tượng trầm hương thiền sư Thích Nhất Hạnh
Tượng trầm hương thiền sư Thích Nhất Hạnh được làm từ 100% phôi tốc bi Việt Nam. Ở nhiều nơi trên đất nước hiện nay thì thể hiện rõ lòng kính trọng những gì mà thiền sư đã mang lại cho con người những bài học có giá trị.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã cống hiến cả thanh xuân, cả cuộc đời của mình cho cộng đồng nhằm kêu gọi hòa bình và hướng con người biết nhìn nhận rõ vấn đề.
Tượng trầm hương thiền sư Thích Nhất Hạnh kết hợp cùng tín ngưỡng trong văn hóa tâm linh như một biểu tượng của những nét đẹp thanh cao, giúp con người ta hướng đến ướng vọng của “chân, thiện, mỹ”.
Với ý nghĩa tâm linh đặc biệt, Tượng trầm hương thiền sư Thích Nhất Hạnh còn là món quà hướng cho chúng ta những bài học và sự khôn ngoan. Và tương lai nhắc nhở chúng ta sống có trách nhiệm, lương thiện, chính trực.
Bài viết trên đã chia sẻ một số thông tin về thiền sư Thích Nhất Hạnh. Với các thông tin có trong bài viết trên đây về Thích Nhất Hạnh, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Nếu có thắc mắc nào khác hãy liên hệ Phong Thủy Yao để được giải đáp bạn nhé.
- TRẦM PHILIPPINES CÓ TỐT KHÔNG? CÁCH PHÂN BIỆT? (30.06.2023)
- TRẦM HƯƠNG THÁI LAN LÀ GÌ? CÓ TỐT KHÔNG? (28.06.2023)
- TƯỢNG ĐIÊU KHẮC QUAN ÂM BỒ TÁT ĐỨNG TÒA SEN (27.06.2023)
- VÒNG TRẦM HƯƠNG 17 HẠT RỤC DẦU VÀNG MALAYSIA (26.06.2023)
- TRẦM HƯƠNG BRUNEI CÓ GÌ ĐẶC BIỆT (25.06.2023)
- 5 TÁC DỤNG CỦA TRẦM HƯƠNG TRONG Y HỌC (24.06.2023)
- VÌ SAO TRẦM HƯƠNG VIỆT NAM LẠI ĐƯỢC ƯA CHUỘNG VÀ QUÝ HIẾM ĐẾN VẬY (23.06.2023)
- TRẦM HƯƠNG CẢNH TƯỢNG THIỀN SƯ NGỒI THIỀN BÊN NÚI NON (21.06.2023)
- TƯỢNG THÁNH TĂNG SIVALI BẰNG TRẦM HƯƠNG MANG ĐẾN TÀI LỘC (20.06.2023)
- CẢNH TRẦM HƯƠNG THÁC KHÓI PHẬT DI LẠC NGỒI (19.06.2023)