GỖ TỬ ĐÀN LÀ GÌ - ỨNG DỤNG CỦA GỖ TỪ ĐÀN
Chắc hẳn những ai đam mê đồ gỗ đều đã quá quen với những loại gỗ quý hiếm. Tuy nhiên hiện nay, cũng còn một loại gỗ quý và vô cùng đẹp, được nhiều tay chơi đồ gỗ săn đón đó chính là gỗ tử đàn. Bí mật ít biết về gỗ tử đàn nghìn năm tuổi có xuất xứ từ đâu và có điều gì đặc biệt mà khiến cho nhiều người yêu thích đến vậy? Hãy cùng Phong thủy Yao tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Theo phong thủy Yao, gỗ tử đàn và ứng dụng của gỗ tử đàn có đặc điểm là sinh khí mạnh, mang ý nghĩa may mắn, bình an. Do đó, loại gỗ này thường được chế tác thành bàn thờ, tượng Phật, vòng tay, bút… Ngoài ra, nhiều người còn cho mạt mùn gỗ tử đàn để vào cốt bát hương, lõi tượng Phật, làm tràng hạt...
Đặc điểm của gỗ Tử Đàn được Phong thủy Yao chi sẻ rằng:
Gỗ Tử Đàn theo Phong thủy Yao hay Tử Đàn tiểu diệp Ấn Độ là một loại cây lấy gỗ sinh trưởng ở vùng Ấn Độ. Đây là loài cây lấy gỗ có tuổi thọ rất dài. Khi được nuôi trên 10 năm mới bắt đầu phát triển lõi và sau 500 năm mới có thể khai thác lấy gỗ. Có thể nói rằng nó có chu trình phát triển khác hơn so với những loại gỗ khác.
Khi phát triển loại cây này có thể cao đén 8 mét. Đường kính thân cây phát triển từ 50cm cho đến 150cm. Các lá cây mọc xen kẽ với độ dài của lá từ 3cm đến 9cm. Hoa được tạo ra từ các cành ngắn còn quả của cây Tử Đàn thường có hạt và dài 6cm - 9cm.
Gỗ tử đàn có 2 loại là tử đàn lá to và tử đàn lá nhỏ; phân bố chủ yếu ở 3 khu vực : Ấn Độ, châu Phi, Inodonesia. Ở châu Phi, tử đàn sinh trưởng ở Nam Phi, Zambia, đảo Madagasca. Ở Ấn Độ, tử đàn có ở nam Ấn Độ và tây Ấn Độ. Vì vậy, dù cùng một giống cây nhưng trồng ở khu vực khác nhau sẽ cho ra các đặc điểm khác biệt.
Gỗ tử đàn thường dễ bị nhầm lẫn với các loại gỗ có ngoại hình tương tự. Đại diện đồ gỗ Vinh Đính - đơn vị chuyên chế tác sản phẩm từ gỗ tử đàn Ấn Độ chỉ cách nhận biết loại gỗ này.
Đặc điểm nhận dạng của cây gỗ Tử Đàn được Phong thủy Yao chia sẻ
Gỗ Tử Đàn là một trong những loại gỗ có màu sắc cực kỳ bắt mắt và thu hút. Thông thường, thâm niên của những cây gỗ Tử Đàn thường có tuổi thọ lên đến hàng nghìn năm. Loại gỗ này thường có màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ pha sắc tím sẫm, khi được đưa ra ánh sáng chúng sẽ ánh lên màu hồng vô cùng bắt mắt.
Đặc biệt, loại gỗ Tử Đàn này thường có độ bền rất cao theo thời gian, chính vì vậy mà nó được nhiều người yêu thích và sử dụng để trang trí vào không gian nội thất. Khi sử dụng, chúng sẽ không hề bị cong vênh hay mối mọt, giúp người sử dụng đỡ mất thời gian và công sức để bảo quản.
Theo đó, có 3 cách phân biệt gỗ tử đàn. Cách thứ nhất là thả vào rượu 45 độ hoặc cồn 75 độ trở lên. Sau khoảng 2-3 phút, miếng gỗ sẽ phun ra những tia màu đỏ. Cách thứ hai là dùng miếng gỗ viết lên tường/giấy sẽ cho ra vết màu đỏ. Cách thứ ba là thả gỗ vào nước. Gỗ tử đàn rất nặng, khi thả vào nước thường chìm (Tùy vào độ tươi và khô của gỗ. Với những cây gỗ được chặt cách đây quá lâu thì vẫn có một phần nhỏ trên cây gỗ nổi vì gỗ đã quá khô, đặc biệt là phần vỏ bên ngoài).
Trong tất cả loại gỗ tử đàn, gỗ tiểu diệp tử đàn của Ấn Độ có giá trị cao nhất về kinh tế. Loại này là có chất gỗ cứng và nặng, tom sao vàng nhỏ tựa như vàng ròng, kim sa trắng nhỏ có thể nhìn thấy khi soi đèn flash. Gỗ có mùi thơm ngọt nhẹ, sẽ rõ hơn khi đeo vòng tay lâu ngày hoặc đốt lên. Gỗ này có 2 màu: đỏ cam và đỏ tím sen lẫn sao vàng bắt mắt.
Tử đàn tím: cây gỗ này xuất hiện ở khu vực nam Ấn Độ, đảo Madagascar của châu Phi, Indonesia. Gỗ này có màu đỏ tím bắt mắt, hạt kim sa trong gỗ to và nhiều nhất trong các loại gỗ tử đàn, chỉ có mùi đặc trưng của gỗ.
Tử đàn màu đỏ cam: Loại gỗ này được phân bố chủ yếu ở Nam Phi và Zambia, vân gỗ không có nhiều, bề mặt gỗ nhám, không mịn màng như các loại gỗ tử đàn khác. Gỗ có tom sao vàng khá giống tiểu diệp tử đàn. Loại gỗ này thường được nấu tinh dầu, giá trị chế tác không cao bằng gỗ tiểu diệp tử đàn Ấn Độ.
Phong thủy Yao chúc các bạn tìm được một sản phẩm trang trí hay vật phẩm phong thủy làm từ gỗ từ đàn phù hợp nhé!
- TƯỢNG PHẬT DI LẶC CẦM THỎI VÀNG ĐƯỢC ĐIÊU KHẮC TỈ MỈ TỪ BANH ĐỎ CAMPUCHIA (09.06.2023)
- TƯỢNG PHẬT DI LẠC CẦM THỎI VÀNG ĐƯỢC ĐIÊU KHẮC TỈ MỈ (08.06.2023)
- CÔNG DỤNG CỦA TƯỢNG PHẬT QUAN ÂM TỰ TẠI CẦM GẬY NHƯ Ý (07.06.2023)
- KỲ NAM VIỆT NAM VÀ CÔNG DỤNG ĐẶC BIỆT (06.06.2023)
- VÒNG TAY TRẦM HƯƠNG PHILIPPINES TRỤ TRÚC BỌC VÀNG (05.06.2023)
- Ý NGHĨA CỦA TƯỢNG PHẬT VĂN THÙ BỒ TÁT BẰNG TRẦM HƯƠNG (04.06.2023)
- Ý NGHĨA TƯỢNG PHẬT PHỔ HIỀN BỒ TÁT BẰNG TRẦM HƯƠNG (03.06.2023)
- Ý NGHĨA CỦA TƯỢNG PHẬT THIÊN THỦ THIÊN NHÃN TỪ TRẦM HƯƠNG (02.06.2023)
- CÁCH CHỌN VÒNG PHONG THỦY MỆNH KIM ĐEM ĐẾN MAY MẮN, TÀI LỘC (01.06.2023)
- MỆNH MỘC ĐEO TRẦM HƯƠNG CÓ HỢP HAY KHÔNG ? (31.05.2023)