TRẦM HƯƠNG THÌ AI CŨNG BIẾT, NHƯNG BẠN ĐÃ NGHE QUA TRUYỀN THUYẾT “BÀ CHÚA TRẦM HƯƠNG” CHƯA?
Từ xa xưa, trầm hương luôn được xem là sản vật tích tụ tinh túy của đất trời. Trầm hương vốn là một loại gỗ rất quý hiếm, người xưa đã có câu “ngậm ngải tìm trầm” để nói lên sự cực khổ khi đi tìm loại gỗ trầm này. Nhưng không phải ai cũng biết lịch sử về trầm đặc biệt này. Cùng Phong Thủy Yao tìm hiểu và khám phá về truyền thuyết về “Bà chúa trầm hương” phía bên dưới nhé.
Truyền thuyết “Bà chúa trầm hương”
Ngày xưa, nghề đi trầm có gốc gác từ vùng đất thánh Pô Nar Gar dưới chân núi Đại An thuộc Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Nữ thần Thiên Y A Na – “Bà chúa trầm hương” là tổ sư của nghề với giai thoại về sự xuất thân, hiển linh hết sức linh thiêng và huyền bí.
Cổ sử có ghi chép, vùng đất Khánh Hòa từng là nguồn gốc xuất xứ trầm hương của vương quốc Chăm Pa một thời. Đây là vùng đất có nhiều câu chuyện thần bí về sự tích hiển thân các vị thần. Trong đó nổi tiếng câu chuyện về nữ thần Thiên Y A Na phù hộ độ trì cho những phu trầm trên con đường hành lộ ngậm ngải tìm trầm hương. Nữ thần có tên là Thiên Y A Na theo tiếng Chăm là Pô Nar Gar, được sinh ra từ bột biển và ánh sáng ở ngoài biển khơi.
Thuở xưa ở núi Đại An có cặp vợ chồng già nhưng khó có con, ngày ngày trồng dưa ở triền núi. Nhưng mỗi khi dưa chín được trái nào thì lại mất trái đó. Sau một thời gian dài, hai vợ chồng ông bắt đầu nghi ngờ và tìm cách bắt tên trộm. Đúng như suy đoán của hai vợ chồng, tối hôm đó lúc đang canh dưa thì phát hiện một cô bé xinh đẹp đến hái trộm dưa trong vườn. Lúc này ông lão mới chạy đến bắt quả tang. Nhưng vì thấy cô bé còn nhỏ, xinh xắn nhưng lại không có cha mẹ, nên hai vợ chồng già đem về nhà nuôi và xem như con đẻ của mình.
Một hôm bỗng trời mưa to gió lớn, cảnh vật buồn bã, cô gái lấy đá chất thành 3 hòn non bộ giả, rồi lấy hoa lá cắm lên trên đó cho vui. Thấy cô bé chơi trò không hợp với lứa tuổi nên ông lão la rầy. Bất chợt thấy khúc kỳ nam theo dòng nước trôi đến, cô gái liền hóa thân vào khúc kỳ nam kia để cho sóng dạt ra khơi vào cập vào đất Trung Hoa. Hương thơm từ khúc kỳ nam tỏa ra ngào ngạt khiến cho nhiều người hiếu kì tìm đến xem. Lúc này, người dân địa phương tụm lại để mang khúc kỳ nam về nhà, nhưng dù có tập trung đông bao nhiêu cũng không nhấc lên nỗi. Khi hay tin từ người dân báo về cung đình, thái tử Bắc Hải tìm đến để xem thực hư ra sao, thì khúc kỳ nam bỗng nhiên nhẹ tênh trong tay của thái tử.
Thái tử đem về cung, trong một đêm trăng, thái tử vô tình thấy một người con gái xinh đẹp tuyệt trần hiện ra từ khúc kỳ nam đặt trên giá. Thái tử vội chạy đến ôm chầm lấy, và sau đó xin với đức vua được cưới nàng làm vợ. Sau một thời gian sống trong cung điện lộng lẫy, một hôm nàng bỗng nhớ đến cha mẹ nuôi ở xứ Đại An nên đã hóa thân vào khúc kỳ nam để thả trôi trên biển tìm về với quê nhà.
Khi ngang qua vườn dưa cũ, mọi thứ vẫn còn đó nhưng hai vợ chồng ông lão đã qua đời từ lúc nào. Quá đau buồn trước sự ra đi của cha mẹ nuôi, Thiên Y A Na đã nhỏ lệ khóc thương, rồi sau đó xây đắp mộ tử tế cho hai người. Để trả ơn cho mãnh đất đã cưu mang nàng suốt thời gian qua, Thiên Y đã dùng tay hóa phép thành 4 cây trầm hương quý trấn ở 4 hướng đông tây nam bác ở mảnh đất Khánh Hòa, rồi sau đó cỡi hạt bay về trời mất tích.
Hiện nay, dấu tích về 4 cây trầm quý đó đến nay vẫn còn, nhưng được các “linh vật” canh gát cẩn thận nên không người nào có thể nhìn thấy được, nếu có nhìn thấy thì các cây này cũng “tự biến mất một thời gian rồi mới trở về vị trí cũ”. Đó là 1 cây ở Đổng Bò thuộc Thành phố Nha Trang ở phía Nam, 1 cây ở Hòn Bà thuộc huyện Ninh Hòa trấn ở phía Bắc, 1 cây ở Hòn Dữ huyện Duyên Khánh và 1 cây ở Suối Ngô huyện Duyên Khánh trấn ở phía đông. Những cây trầm này được tương truyền rằng không còn lá, không còn giác, mưa nắng đều không thể làm hư mục được, và được xem như những báu vật của làng.
Không phải truyền thuyết “Bà Chúa Trầm Hương” chỉ là một câu chuyện đồn thổi mà các tư liệu tín ngưỡng dân gian của người Chăm và người Việt đã chứng minh: Pô Inư Nưgar của người Chăm là Thiên Y A Na là nữ thần sinh ra cây trầm hương, loại cây hương liệu nổi tiếng trên thế giới của Chămpa ngày xưa và của Việt Nam ngày nay.
- MẶT DÂY CHUYỀN PHẬT DI LẶC TRẦM HƯƠNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY (28.07.2023)
- TƯỢNG DIỆN PHẬT QUAN ÂM GỖ VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY (27.07.2023)
- TƯỢNG THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH ĐƯỢC ĐIÊU KHẮC TỪ PHÔI BI VIỆT NAM (25.07.2023)
- MẶT DÂY CHUYỀN TRẦM HƯƠNG PHẬT A DI ĐÀ MANG LẠI MAY MẮN, BÌNH AN (24.07.2023)
- VÒNG TRẦM HƯƠNG MIX TRỤ TRÚC BỌC VÀNG ĐƠN GIẢN (23.07.2023)
- VÒNG TRẦM HƯƠNG TRÂU VÀNG TÀI LỘC (22.07.2023)
- TƯỢNG GỖ NHẤT LONG VỜN NGUYỆT VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY (21.07.2023)
- Ý NGHĨA CÓC THỀM THỪ TÀI LỘC ĐƯỢC CHẾ TÁC TỪ GỖ NU NGỌC AM (20.07.2023)
- MỘC LIÊN HOA – BÌNH HOA SEN GỖ MUN ĐUÔI CONG 16 CÀNH ĐẸP VÀ Ý NGHĨA (19.07.2023)
- TOP NHỮNG MẪU TƯỢNG GỖ TRẮC ĐẸP, Ý NGHĨA ĐƯỢC YÊU THÍCH NHẤT (18.07.2023)